Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ cấp

Bệnh trĩ cấp

Trĩ gây nhiều phiền toái, khổ sở cho người bệnh. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, không được chữa trị hiệu quả, bệnh còn gây ức chế tinh thần hoặc dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng, hoại tử, mất máu cấp. Vậy, những dấu hiệu của bệnh trĩ cấp và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ cấp

 Chảy máu khi đi ngoài

Khảo sát của Đại học Harvard, Mỹ, cho thấy việc chảy máu khi đại tiện là triệu chứng phổ biến nhất khi bệnh trĩ ghé thăm, chiếm 69%. Máu có màu đỏ tươi, xuất hiện trong lúc đi ngoài và ngưng khi ngừng đại tiện. Hiện tượng này ít gây khó chịu nên người bệnh biết nhưng thường bỏ qua.

Để nhận biết dấu hiệu này sớm, bạn cần để ý kỹ từ giấy vệ sinh, bồn cầu và cả chất thải sau mỗi lần đại tiện. Máu của người bệnh trĩ có thể lẫn hoặc xuất hiện những dây máu trong chất thải.



 Đau, sưng và ngứa hậu môn

Nhiều chuyên gia y tế cho biết, tình trạng đau và sưng vùng hậu môn chiếm 43% trong các triệu chứng của bệnh trĩ. Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

 Sa búi trĩ 

Trong trường hợp bị sa búi trĩ, người bệnh cảm giác như có một phần lạ thập thò ở hậu môn lúc đi đại tiện hoặc sa hẳn ra ngoài. Búi trĩ có thể tự động thụt lên (bệnh ở độ một, 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (bệnh ở độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (trĩ ở độ 4). Trĩ sa độ một, 2 ít gây phiền hà hơn, từ độ 3 trở đi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng, trong khi đó, trĩ sa độ 4 khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.

Bệnh trĩ cấp độ 1, 2, 3, 4

Đây là căn bệnh xảy ra do sự căng giãn tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn dẫn đến viêm sưng, xuất huyết. Bệnh trĩ phân làm 3 loại: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Theo ý kiến của các chuyên gia, trĩ ngoại không phân cấp độ, rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn về việc trị ngoại có phân có cấp độ. Thực chất chỉ có trĩ nội mới phân cấp độ.

Tuỳ theo diễn tiến, trĩ nội được phân thành bốn độ:

Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính

Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên

Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được

Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.

Trĩ hỗn hợp dễ chia múi. Phân loại của trĩ hỗn hợp dựa trên số múi và kích thước mỗi múi. Đặc điểm búi trĩ gồm phần trên đỏ tươi và ướt, phần dưới đỏ sẫm và khô, giữa có rãnh tương ứng với đường lược. Trĩ hỗn hợp là biểu hiện của giai đoạn muộn của bệnh trĩ. Các búi trĩ hỗn hợp thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng.

Điều trị bệnh trĩ cấp như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc điều trị bệnh trĩ cấp cần căn cứ vào từng giai đoạn của bệnh. Chính bởi vậy, người bệnh cần được thăm khám mới có thể đưa ra phác đồ phù hợp và an toàn.

Tại phòng khám Đa khoa Âu Mỹ Việt, với đội ngũ y bác sĩ giỏi, hệ thống cơ sở vật chất máy móc hiện đại, phương pháp điều trị tiên tiến đã chữa thành công cho hàng ngàn ca bệnh mắc trĩ ở từng cấp độ khác nhau. Cụ thể là:

- Đối với những trường hợp trĩ độ 1, 2 (trĩ nội) thì phương pháp điều trị thường là nội khoa (bằng thuốc). Thuốc được chỉ định là các loại thuốc tây y chuyên khoa đặc hiệu dạng bôi, đặt hậu môn có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm nhanh chóng, ngăn cản sự phát triển của bệnh. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị kết hợp với thuốc đông y dạng uống có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa thẩm thấu và tăng cường độ bền của thành tĩnh mạch hậu môn. Đồng thời, giúp người bệnh giảm phù nề, giảm sưng đau do các búi trĩ gây nên, giúp co hồi búi trĩ trong thời gian ngắn.



- Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ từ độ 3 trở lên (trĩ ngoại), các bác sỹ cho biết cần phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa. Tùy tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng thủ thuật chích xơ, hoặc thắt búi trĩ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương pháp ngày càng hiện đại cho hiệu quả điều trị cao và an toàn, nhanh chóng

Bên cạnh việc điều trị, các bác sĩ khuyên rằng người bệnh nên kết hợp với việc xây dựng chế độ ăn uống ưu tiên các loại thực phẩm nhiều chất xơ, nhuận tràng, uống nhiều nước và kiêng khem các thực phẩm không nên ăn khi bị bệnh trĩ. Hãy vận động nhẹ nhàng; tránh nhịn đại tiện, tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ; vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi ngày để chống viêm nhiễm,…

Website: https://tuvanbenhtridn.blogspot.com/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Triệu chứng và nguy hại của bệnh trĩ ngoại

Phương pháp hỗ trợ điều trị trĩ nội hiệu quả hiện nay

Bệnh trĩ ngoại là gì?